Con đường (P9): Chân tâm


Đức Phật xuất hiện ở thế gian để làm gì?
Đấy là Khai thị chúng sinh, ngộ nhập Phật tri kiến!
Khai thị chúng sinh, là chỉ rõ/giúp đỡ chúng sinh. Ngộ nhập Phật tri kiến, là nhận ra và đi được vào chỗ THẤY BIẾT của 1 vị Phật.


Cái thấy biết, hiểu biết của 1 vị Phật là vô cùng tận, là sự thật tột cùng, đó là thứ mà không văn tự lời nói vào mô tả được, thật quá vi diệu ^^
Tri kiến, có thể hiểu là Phật tính, là chân tâm. Bản chất của mấy từ này là 1.

Giúp cho chúng sinh đi được đến chỗ hiểu, nắm bắt được cái Phật tính. Mà Phật tính thì, theo như lời của ông Phật, là “tất cả chúng sinh đều có Phật tính”, rồi “ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, Phật và chúng sinh chỉ hơn nhau ở cái chỗ Phật nhận ra cái chân tâm thanh tịnh của mình, còn chúng sinh thì không thôi! Tất thảy các tông phái pháp môn của Phật giáo đều là cốt hướng người tu đi đến cái chỗ thấy được Phật tính mà thôi, mà thấy được Phật tính, theo như Thiền tông nói, là “kiến tánh thành Phật”- thấy được chân tâm là thành Phật rồi.

Chân tâm là thứ chưá đựng tất cả, tất cả mọi hiểu biết, mọi trí tuệ nó đã có sẵn trong đấy rồi, không phải đi tìm ở đâu xa hết. Ai thấy được chân tâm, người đó không còn 1 câu hỏi nào cả, vì tâm trí người đó đã hòa trộn vào cái bể chân tâm tinh lặng kia, có được cái thấy biết chân thật, hiểu các quy luật vũ trụ. Người đó giác ngộ.
Tại sao những vị ngoại đạo BàLaMôn xuất sắc như những Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất, Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất hay như 3 anh em Ca Diếp thờ lửa…. lại bỏ đạo của mình mà đi theo chân Đức Phật?? Họ theo Phật không phải là để học thiền đâu, họ theo Phật, vì duy chỉ có Phật, là người chỉ được ra con đường đi đến cái chân tâm thanh tịnh kia đấy các bạn.

Giác ngộ là gì mà ai tu cũng muốn đạt được? Các bạn nếu quan tâm, hãy thử google từ khóa này, còn ý kiến mình đưa ra sau đây, có lẽ là chủ quan, với góc nhìn của 1 người tu Mật tông và luyện Yoga đưa ra. Là giác cái tâm, ngộ cái tánh. Tức thấy được cái tâm của mình, và hiểu được là cái tâm đó có trong tất thảy vạn vật trên cõi đời này.

Giác ngộ thì có nhiều “tầng”, cái “tầng” giác ngộ mà ông Phật đạt được, là tột bậc, là vô cùng – chánh đẳng chánh giác, từ hồi Phật đến nay, chưa ai đạt được đến mức của ngài. Giác ngộ, mọi người hay bị hiểu lầm ở 1 điểm, đấy là mọi người nghĩ rằng nó là danh từ, trong khi về bản chất nó là ĐỘNG TỪ. Là kết quả của hàng loạt hành động cuối cùng mới dẫn đến chỗ Giác ngộ ấy.
Đó là lí do tại sao, lễ lạy, đọc kinh cũng dẫn đến chỗ Giác ngộ. Tại sao Mật tông dạy lễ lạy?? Đa phần mọi người lễ lạy sai hết, cái lễ lạy đúng, cần hơi thở, cần ý niệm, cần sự tập trung. Khi lễ lạy đúng, phước đức được tạo ra. Phước như là thanh gươm cắt đứt nhiệp quả xấu, là cái nhân cho Giác ngộ. Lễ lạy ,nghe thì đơn giản, nhưng sự thật đằng sau nó thì không hề đơn giản tí nào nha các bạn ^^ Không phải tự dưng mà Mật tông giấu đi kiến thức về lễ lạy, họ giấu không phải vì họ muốn giữ làm của riêng đâu! Không, không phải như thế. Giấu là vì không muốn người đời lấy kiến thức đó rồi thực hành sai gây ra hậu quả.

Người đời chỉ quan tâm đến sự kiện ông Phật vào rừng tu khổ hạnh 6 năm, rồi đến mốc 49 ngày liên tục ngồi thiền dưới cội bồ đề, tới thời điểm sao mai vừa mọc ngài hốt nhiên đạt đại giác ngộ, sau đó là 49 năm ngài ôm bình bát xin ăn và giảng đạo. Nhưng người đời quên mất 1 điều tối quan trọng, thứ gì/phương tiện gì đưa ông Phật đến chỗ giác ngộ ấy…

… còn nữa, phù~~~~~ hôm nay type deep quá ae ạ, bình thường mất 1 tiếng mỗi post, nay chỉ mất có 30p chữ nghĩa tuôn ra như suối =)) 2 post nũa là xong series này rồi, yên tâm nghỉ tết rồi =)))
-metoyou-


Link post: Facebook

Leave a reply:

Your email address will not be published.

Site Footer

Sliding Sidebar